Mụn trứng cá là một bệnh lý về da rất phổ biến có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Tìm hiểu quá trình hình thành mụn trứng cá sẽ giúp bạn biết được các nguyên nhân gây mụn và sự hình thành nốt mụn trứng cá trên làn da của bạn. Nhờ đó, bạn cũng sẽ biết cách phòng ngừa mụn phát triển và điều trị mụn hiệu quả hơn.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là tình trạng tăng sinh chất bã nhờn dẫn đến viêm nang lông, khiến làn da trở nên ửng đỏ, sần sùi, sưng tấy, ngứa rát. Có nhiều loại mụn trứng cá, được chia thành hai nhóm chính là mụn không viêm và mụn viêm. Mụn không viêm bao gồm mụn đầu trắng (Mụn cám) và mụn đầu đen. Mụn không viêm bao gồm các loại mụn đỏ, mụn mủ, mụn bọc…
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người có làn da nhờn. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là lứa tuổi dậy thì do hormone trong cơ thể bị thay đổi khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. So với nữ giới, nam giới thường bị mụn nặng hơn do nội tiết tố hoạt động mạnh mẽ hơn. Với những trường hợp mụn nặng, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, mụn trứng cá có thể lại nhiều vết thâm và sẹo mụn, gây mất thẩm mỹ cho làn da và ảnh hưởng đến tâm lý của người bị mụn.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MỤN QUA CLIP SAU ĐÂY:
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO: Cách trị mụn đầu đen được chia sẻ nhiều nhất tháng 4
Quá trình hình thành mụn trứng cá
1. Sự tăng tiết chất bã nhờn
Dưới da có nhiều tuyến bã nhờn với nhiệm vụ tiết ra chất dầu gọi là bã nhờn có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, giúp da luôn mềm mại. Tuy nhiên, tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh mẽ khiến khiến bã nhờn được tiết ra quá nhiều lại khiến chúng không được đào thải tự nhiên, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn cản sự lưu thông cùa các chất nhờn trong ống nang lông. Nguyên nhân gây tăng tiết bã nhờn là do hormone nội tiết Androgen kích thích tuyến bã hoạt động mạnh. Đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì, hormone này hoạt động rất mạnh khiến chất dầu tiết ra nhiều hơn mức cần thiết. Ngoài nguyên nhân do hormone nội tiết, các yếu tố khác như môi trường, khí hậu, yếu tố di truyền hay sử dụng một số loại thuốc cũng có khả năng tác động đến sự sản xuất bã nhờn trên da.
2. Sự tăng sừng
Sự tăng sừng là hiện tượng dày lên của lớp sừng – lớp ngoài cùng của biểu bì. Thông thường, các tế bào trên da sẽ được tái tạo liên tục, tế bào chết được thay bằng các tế bào da mới. Lớp sừng này chính là những tế bào chết trên da không đường loại bỏ, dẫn đến sừng hóa và khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bít kín, gây ảnh hưởng đến quá trình tiết bã. Khi lớp sừng kết hợp các bã nhờn sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và không thể thoát lên bề mặt da. Các vách nang của ống này sẽ phình to lên dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Nhân mụn chính là lớp sừng cộng với chất bã. Nếu mụn chỉ nằm dưới da sẽ tạo thành Mụn đầu trắng, nhưng nếu đầu mụn trồi lên bề mặt da gặp không khí sẽ bị oxy hóa và tạo thành mụn đầu đen.
3. Sự viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes
Khi một số vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào các nang lông tuyến bã, đặc biệt là vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes), chúng sẽ gặp các nang mụn bị bịt kín và sản sinh ra các enzym gây viêm nhiễm. Các enzym này kết hợp với nhân mụn có sẵn hoặc các hỗn hợp chất bã nhờn – chất sừng làm da bị kích thích và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Từ đó, hình thành nên các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang… khiến da bị sưng đỏ, đau hoặc ngứa rát. Các mụn viêm này có khả năng tự vỡ ra ở giai đoạn cuối hoặc viêm nhiễm lan rộng để lại vết thâm, sẹo mụn xấu xí gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da.
Tham khảo thêm : Cách trị mụn trứng cá hiệu quả trong 3 ngày