Mụn đinh râu thường rất dễ bị nhầm lẫn với mụn bọc mủ nếu không quan sát kỹ. Tham khảo các kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt mụn đinh râu và mụn bọc mủ để có biện pháp xử lý phù hợp, đúng cách và hiệu quả.
Phân biệt mụn đinh râu và mụn bọc mủ
**Nguyên nhân gây mụn đinh râu và mụn bọc mủ
- Mụn đinh râu:
Mụn đinh râu là một loại mụn dạng nhọt rất độc, thường xuất hiện ở quanh miệng và có thể gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân gây mụn đinh râu thường là do bị nặn mụn trứng cá hay mụn nhọt không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng, viêm lỗ chân lông nặng, xước rách da do cạo râu, vệ sinh cá nhân vùng quanh miệng kém hoặc do đồ trang điểm nhiễm bẩn, dùng mỹ phẩm kém chất lượng…
Cạo râu làm xước da có thể gây mụn nhọt đinh râu
Khi lớp da bên ngoài bị xé rách do các nguyên nhân trên đây, vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập vào vết thương tạo thành mụn nhọt đinh râu. Vi khuẩn đi vào máu và gây viêm tắc các tĩnh mạch trong não hoặc nhiễm trùng máu, áp xe não, phổi, sốc phản vệ… Trong đó, nhiễm trùng máu là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, gây nhiễm độc toàn thân nặng với biểu hiện sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh (mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, hôn mê), rối loạn ý thức, kèm theo các biểu hiện về tim mạch, hô hấp, tiết niệu… Nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Mụn bọc mủ
Mụn bọc mủ là loại mụn viêm, sưng to và cứng có chứa mủ màu trắng hoặc vàng bên trong, vùng da xung quanh mụn có màu đỏ. Mụn này dễ bị tổn thương, nếu cạy nặn mụn không đúng cách khiến mụn vỡ ra, gây viêm nhiễm lây lan. Mụn gây đau nhức khó chịu và có thể để lại vết thâm và sẹo lõm khó điều trị.
Nguyên nhân gây mụn bọc mủ thường là do rối loạn tuyến bã nhờn dưới da bởi sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, sự tác động của môi trường và thời tiết, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học, vệ sinh và chăm sóc da không phù hợp, lạm dụng mỹ phẩm… Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức kết hợp tế bào chết sẽ dẫn đến tắc lỗ chân lông, gặp vi khuẩn gây mụn P.acnes xâm nhập tại thành mụn bọc mủ.
**Nhận biết mụn đinh râu và mụn bọc mủ
- Mụn đinh râu:
– Xuất hiện quanh vùng miệng như môi, mép, cằm và quanh mũi (thậm chí trong lỗ mũi), thường chỉ mọc đơn lẻ.
– Ban đầu, người bệnh sẽ thấy trên mép có vết sưng đau, nhìn vào thấy đỏ, sau đó mưng mủ và có ngòi màu đen như đầu đinh.
– Mụn tấy đỏ, sưng và đau nhức buốt, sờ vào thấy nóng.
– Bệnh nhân có thể bị sốt cao li bì > 40 độ, người mệt mỏ, lo lắng, bồn chồn, bất an.
Để nhận biết cụ thể hơn về loại mụn này, bạn nên đọc thêm bài viết: Mụn mọc ở mép gây đau nhức và có mủ – Liệu có phải mụn đinh râu?
Phân biệt mụn đinh râu và mụn bọc mủ
- Mụn bọc mủ:
– Có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, chủ yếu là những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng mặt, cổ, lưng, ngực,…
– Mụn có thể phát triển riêng rẽ hoặc mọc thành từng mảng, ăn sâu dưới da.
– Mụn có kích thước lớn, có dạng bọc, có chứa mủ trắng hoặc vàng ở bên trong do tích tụ hỗn hợp bụi bẩn, tế bào chết và bã nhờn.
– Mụn cứng và khó vỡ hơn so với mụn mủ bình thường, về sau mụn càng mềm dần và có thể bị vỡ, nhiễm trùng nếu sờ hoặc cạy nặn mụn.
**Cách điều trị mụn đinh râu và mụn bọc mủ
Cả mụn đinh râu và mụn bọc mủ đều là những loại mụn nguy hiểm có thể để lại sẹo, vết thâm và nhiều biến chứng nghiêm trọng nên cần được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Bạn không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để được tháo mụn đúng kỹ thuật để ngăn chặn ngay sự phát triển của mụn. Tuyệt đối không cạy nặn mụn hoặc đắp lá, đắp thuốc theo chỉ bảo của người này người nọ để tránh bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu, sốc phản vệ… ảnh hưởng đến việc điều trị.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia trẻ trên đây giúp bạn phân biệt mụn đinh râu và mụn bọc mủ đúng cách, từ đó có biện pháp chăm sóc và xử lý phù hợp, giúp đẩy lùi mụn một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
BẠN ĐỌC CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM: