Mụn trứng cá là một căn bệnh da liễu phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Trong đó, mụn trứng cá bọc mủ là loại mụn nặng khiến làn da bị tổn thương và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá bọc mủ mà bạn cần chú ý để phòng ngừa loại mụn này hiệu quả hơn.
Những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá bọc mủ
Cơ chế hình thành mụn trứng cá:
Sự tăng tiết bã nhờn trên da ⇒ Chất bã nhờn kết hợp với bụi bẩn và tế bào da chết tích tụ gây bịt kín lỗ chân lông ⇒ Sự hình thành nhân mụn ⇒ mụn không viêm (mụn đầu trắng và mụn đầu đen ) ⇒ vi khuẩn P. acnes xâm nhập và gây viêm nhiễm ⇒ mụn viêm (mụn bọc, mụn mủ).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về quá trình hình thành mụn trứng cá tại đây.
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá bọc mủ bao gồm:
- Nội tiết tố (hormone)
- Vi khuẩn sống ở nang lông tuyến bã (P. ance)
1- Sự thay đổi của hormone nội tiết
Hormone sinh nam Androgen có khả năng tác động đến hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da. Khi hormone nội tiết này thay đổi sẽ khiến các tuyến bã nhờn trở nên nhạy cảm hơn. Ở độ tuổi dậy thì, hormone Androgen tăng lên làm kích thích các tuyến bã hoạt động mạnh và tiết ra nhiều chất bã nhờn.
Chất bã nhờn có tác dụng làm ẩm và làm mềm da. Tuy nhiên, khi chất bã nhờn tiết ra quá nhiều dễ gây bít lỗ chân lông, tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá. Sự ảnh hưởng của hormone nội tiết thường thể hiện rõ khi các chị em đến kỳ kinh nguyệt hoặc ở những phụ nữ tiền mãn kinh.
2- Vi khuẩn P. ance gây viêm nhiễm
Trong nang lông tuyến bã sẵn có vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes). Bình thường vi khuẩn này không gây hại gì cho da. Tuy nhiên, nếu chất nhờn tích tụ quá nhiều ở nang lông, kèm theo nhiều yếu tố khác khiến miệng nang lông bị bít kín thì vi khuẩn P.acnes sẽ sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm nhân mụn và hình thành nên mụn trứng cá bọc, mụn trứng cá mủ.
Ngoài hai nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá bọc mủ trên đây thì một số yếu tố sau đây cũng kích thích sự hình thành mụn bọc mủ hoặc khiến mụn nặng hơn. Đó là:
- Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm sức khỏe của làn da. Chế độ ăn nhiều chất đường, muối, chất béo, chất kích thích (bia, rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt….); các thức ăn cay nóng, thức ăn có tính nhiệt như các món chiên rán, chè, bánh ngọt, chocolate, mít, sầu riêng,… thường khiến ruột và gan tích tụ nhiều độc tố. Lượng chất độc không thể bài tiết hết sẽ được bài tiết luôn qua phổi và da dẫn đến da bị nổi nhiều mụn.
- Thói quen sinh hoạt và làm việc
Thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, mất ngủ có thể dẫn đến rối loạn hormone nội tiết. Từ đó làm kích thích sự tăng tiết bã nhờn trên da và khiến mụn sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó, chế độ làm việc không hợp lý, làm việc quá sức, căng thẳng, stress, mệt mỏi… cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và tăng nguy cơ bị mụn.
- Lạm dụng mỹ phẩm
Tình trạng lạm dụng mỹ phẩm góp phần khiến da bạn trở nên xấu đi và nổi mụn nhiều hơn. Trang điểm thường xuyên có thể khiến lỗ chân lông bị bí, phình to ra và tăng tiết bã nhờn khiến bụi bẩn dễ bám vào và dễ tạo thành mụn. Chưa kể nếu bạn dùng mỹ phẩm không hợp da cũng làm da bị kích ứng và nổi mụn.
Đọc ngay 8 nguyên nhân gây ra mụn trứng cá không thể bỏ qua
Phòng ngừa mụn trứng cá bọc mủ như thế nào?
Để phòng ngừa mụn trứng cá bọc mủ, bạn cần thực hiện các lời khuyên sau đây:
Chăm sóc da đúng cách
Chăm sóc da mỗi ngày bằng cách rửa mặt sạch 2-3 lần với sữa rửa mặt phù hợp. Giữ da luôn sạch sẽ, tránh tình trạng da mặt bám nhiều bụi bẩn và bã nhờn. Dùng giấy thấm dầu để hút bớt dầu trên da nếu bạn có làn da nhờn. Không tự ý cạy nặn mụn để tránh viêm nhiễm lây lan.
Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm
Với những bạn có làn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu thì cần lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với da. Không dùng mỹ phẩm có gốc dầu hoặc dạng kem vì nó dễ gây bịt kín lỗ chân lông của da bạn. Hạn chế trang điểm tối đa nếu không cần thiết để làn da được thông thoáng, dễ thở.
Ăn uống và sinh hoạt khoa học
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt, cá,.. để tăng sức đề kháng và dưỡng da khỏe mạnh. Uống nhiều nước để đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể. Kiêng sử dụng bia, rượu, cà phê, thuốc lá, thức ăn nhiều chất béo, đường… Cố gắng đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya; làm việc và sinh hoạt điều độ, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi. Kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tăng cường quá trình trao đổi chất và sức đề kháng của cơ thể.