Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

Thứ Ba, 05-12-2017

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa biết rõ về loại mụn này. Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và cách xử lý đúng sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc làn da của bé yêu tốt hơn, tránh những ngộ nhận sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh còn được gọi là mụn sữa hay mụn kê – một hiện tượng khá phổ biến có thể xuất hiện ngay từ khi bé vừa lọt lòng hoặc vài tuần đầu sau sinh. Các nốt mụn này thường có màu trắng hoặc đỏ, bao bọc xung quanh bởi vùng da tấy đỏ khiến nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vùng da dễ bị nổi mụn nhất là hai bên má, trán, cằm hoặc thậm chí cả vùng lưng của bé. Đặc biệt, các nốt mụn này có thể biểu hiện rõ ràng hơn những khi bé quấy khóc, da bị kích ứng bởi nước bọt, nước muối, chất tẩy rửa, vải vóc thô ráp…

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể. Một nhóm chuyên gia đã cho biết, các hormone mà bé nhận được từ mẹ ở cuối thai kỳ có liên quan đến tình trạng mụn sữa ở bé. Một vài giả thuyết khác lại chỉ ra rằng, một số loại thuốc mà người mẹ sử dụng trong thai kỳ hoặc bé được dùng lại là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nào đó, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh cũng có thể là phản ứng của da bé với một loại mỹ phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như loại mỹ phẩm có chứa dầu gây bít lỗ chân lông… Tuy nhiên, các giả thuyết này vẫn chưa được công nhận hoàn toàn vẫn còn đang được làm rõ.

Cách xử lý mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi hoặc xử lý mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh như thế nào là điều mà các vị phụ huynh thường quan tâm khi bé yêu nhà mình gặp phải hiện tượng này. Một điều đáng mừng là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng mà không để lại vết thâm hay sẹo mụn. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng tìm cách trị mụn cho con mà nên chú ý đến việc chăm sóc làn da cho bé yêu.

Để bé chóng khỏi mụn, khi chăm sóc da cho bé, cha mẹ nên chú ý các lời khuyên sau đây:

1 – Giữ vệ sinh da cho bé yêu

Tắm cho bé bằng nước ấm để cải thiện mụn trứng cá

Làm sạch da mặt cho bé 2-3 lần/ngày bằng nước ấm và cố gắng để cho da bé tự khô nếu thấy mụn nổi nhiều hơn. Các mẹ có thể sử dụng loại xà phòng dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh để rửa sạch làn da của bé vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, giúp cải thiện tình trạng mụn sữa tốt hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tắm rửa cho bé bằng nước ấm và sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh. Khi tắm và rửa mặt, các mẹ tránh chà xát da của bé vì như vậy sẽ khiến da bé bị kích thích và nổi mụn nhiều hơn hoặc làm nốt mụn vỡ ra. Mẹ nên tắm rửa nhẹ nhàng, tắm sạch bọt xà phòng rồi thấm khô nước cho bé bằng khăn lông mềm.

2- Không tự ý điều trị mụn cho bé

Cha mẹ không nên vì quá lo lắng mà tự ý thoa thuốc trị mụn trứng cá cho bé khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, các loại thuốc trị mụn trên thị trường có thể khiến da bé bị kích ứng và khiến mụn tồi tệ hơn.

Các vị phụ huynh cũng tuyệt đối không được lấy nước bọt bôi lên vùng mặt bị mụn hoặc pha nước muối loãng rửa mặt cho bé. Cách này có thể khiến da trẻ bị tẩy đỏ và sưng nóng thêm nếu da bé bị kích thích khi tiếp xúc với nước bọt, nước muối, sữa mẹ….Mẹ chỉ cần rửa mặt cho bé bằng nước ấm theo hướng dẫn ở trên là được.

Không tự ý thoa thuốc trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, trong thời gian bé bị mụn trứng cá, các mẹ cũng nên ngưng sử dụng các loại kem, dầu dưỡng ẩm hay lotion trên da bé để tránh bị nhiễm trùng hoặc nổi mụn nhiều hơn nhé.

3 – Mang bao tay cho bé

Để tránh vi khuẩn lây lan và gây nhiễm trùng trên làn da bị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên mang bao tay cho bé và tránh chạm tay lên mụn.

Lưu ý:

Thông thường, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, chậm nhất 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng mà mụn trứng cá không có biểu hiện thuyên giảm hoặc tự biến mất, cha mẹ nên đưa bé đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi khoa để được cho lời khuyên thích hợp. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị mụn trứng cá khi đến tuổi trưởng thành nên cha mẹ cần hết sức lưu ý trong trường hợp này nhé.

BẠN ĐỌC NÊN TÌM HIỂU THÊM:

Thẻ nội dung:

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

  • Trẻ hóa làn da bằng những loại thực phẩm sau
  • Có chữa mụn thịt bằng phương pháp tự nhiên được không?
  • Da mặt nhiều mụn đầu đen làm sao hết – Bí quyết dành cho nàng
  • Loại máy hút mụn đầu đen nào tốt nhất hiện nay?
  • Mụn trứng cá ở trán và cách loại bỏ cực đơn giản
  • Nước hoa hồng nào tốt cho da dầu và da hỗn hợp
  • Vitamin E bôi mặt loại nào tốt nhất? Chị em chia sẻ
  • 10 tác dụng phụ của quả óc chó không thể xem thường
  • Thêm bình luận

    Bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *