THẮC MẮC:
Chào bác sĩ,
Da măt em thuộc loại nhờn nên hai bên má với vùng mũi cứ bị mụn đầu đen. Ở mũi thì khi rửa mặt mụn có bong ra nhưng bên má thì có vẻ khó hơn. Em nghe nói mụn đầu đen mà không nặn sẽ ngày càng to lên và khiến lỗ chân lông cũng to theo. Vậy, em bị mụn đầu đen ở má có nên nặn không ạ? Em không biết nặn thế nào để không bị sẹo thâm và tránh nhiễm trùng nên mong bác sĩ hướng dẫn cho em với ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
(duyentran23…@gmail.com)
TƯ VẤN:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi email về chuyên mục meotrimuntrungca.com nhé!
Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá hở, hình thành do sự tích tụ các bã nhờn và chất sừng trong lỗ chân lông. Khi đầu mụn tiếp xúc với không khí và bị tác động bởi ánh nắng mặt trời gây ra hiện tượng oxy hóa và chuyển sang màu đen, xám, nâu… Mụn đầu đen thường xuất hiện ở các vùng da nhiều dầu nhờn như trán, mũi, má, cằm. Mặc dù không gây viêm nhưng mụn đầu đen lại khiến làn da kém mịn màng, sần sùi, lốm đốm không đều màu, gây mất thẩm mỹ cao.
Mụn đầu đen ở má có nên nặn không?
Thông thường, khi bị mụn đầu đen, nhiều bạn có thói quen dùng tay nặn mụn, kết quả là khiến da bị viêm nhiễm, sưng tấy, ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh và dẫn đến bùng phát mụn nhiều hơn. Vì vậy, nếu bị mụn đầu đen ở má, bạn không nên tự ý cạy mụn nặn mụn bằng tay để tránh nhiễm trùng.
Nếu bị mụn đầu đen ít, bạn không cần phải nặn mà nên chú ý vệ sinh da mặt đúng cách, rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý chăm sóc da, tẩy trang kỹ trước khi ngủ nếu có trang điểm và tẩy tế bào chết 1-2 lần trong tuần để giúp loại bỏ lớp da chết và nhân mụn đầu đen, thúc đẩy tái tạo lớp da mới. Với những nốt mụn đầu đen lớn và nhiều, bạn vẫn chăm sóc da theo cách tương tự kết hợp đắp mặt nạ đất sét để đẩy mụn đầu đen ra khỏi lỗ chân lông.
Bạn tuyệt đối không tự ý dùng tay nặn mụn. Bàn tay của chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn vi khuẩn nên khi nặn mụn bằng tay sẽ khiến vi khuẩn tiếp xúc với da và tấn vào ổ nang lông khiến mụn bị viêm nhiễm nặng hơn, dễ hình thành mụn bọc/mụn mủ để lại vết thâm và sẹo mụn.
Bạn cũng không nên dùng cây nặn mụn để xử lý mụn đầu đen. Cây nặn mụn bằng kim loại thường rất cứng và không được diệt khuẩn có thể tổn thương vùng da quanh nốt mụn và khiến lỗ chân lông bị giãn rộng hơn. Sau khi nặn mụn đầu đen xong, da sẽ bị bầm, thâm đỏ rất khó khắc phục.
Nói tóm lại, chúng tôi khuyên bạn không nên tự nặn mụn đầu đen ở má mà nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ da liễu để tránh gây tổn thương đến làn da. Trường hợp mụn quá cứng đầu, bạn nên đến các trung tâm chăm sóc da, phòng khám da liễu, spa hoặc thẩm mỹ viện uy tín để lấy mụn đầu đen đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho làn da.
Chúc bạn sớm đánh bay mụn đầu đen và lấy lại làn da như ý nhé!
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM CÁCH TRỊ MỤN ĐẦU ĐEN AN TOÀN KHÔNG CẦN NẶN: