Mụn bọc mọc trong mũi và trong tai phải làm sao?

Thứ Tư, 01-02-2017

Trong các loại mụn hiện nay, mụn bọc là loại mụn có nguy cơ để lại vết thâm và sẹo mụn cao nhất. Không chỉ xuất hiện ở vùng da mặt, mụn bọc mọc còn mọc trong mũi và trong tai gây đau nhức và khó điều trị vô cùng. Tìm hiểu về trường hợp này để biết cách xử lý khi gặp phải nhé!

Nguyên nhân gây mụn bọc 

Có 2 nguyên nhân chính gây ra mụn bọc. Đó là mụn bọc sinh ra do nội tiết tố (hormone), cũng như quá trình trao đổi chất gặp những rối loạn. Nguyên nhân thứ 2 gây mụn bọc là do các loại vi khuẩn ở nang lông trên da chúng ta.

mun-boc-moc-trong-mui-va-trong-tai-phai-lam-sao-1

Những nguyên nhân khác thúc đẩy sự hình thành mụn bọc

1- Độc tố trong cơ thể

Những loại độc tố chưa được bài tiết hết qua phổi và da là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trên da chúng ta.

2- Chất dinh dưỡng cung cấp cho da không đủ

Khi da thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, quá trình hồi phục da sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Đặc biệt là khi thiếu các loại vitamin như A, E,…

3- Thiếu ngủ

Thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng cân bằng hormone của cơ thể. Cơ thể thiếu ngủ sẽ khiến cho làn da trở nên xấu đi, dễ bị mụn và khó hồi phục.

mun-boc-moc-trong-mui-va-trong-tai-phai-lam-sao-2

4- Di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố gây mụn phổ biến trên da và không thể can thiệp được.

5- Stress kéo dài

Stress là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể chúng ta. Bên cạnh đó tình trạng stress kéo dài còn khiến cho cơ thể gặp phải nhiều rối loạn về chuyển hóa, đặc biệt dễ gây tăng tiết bã nhờn khiến mụn phát triển nặng hơn.

Mụn bọc mọc trong mũi và trong tai phải làm sao?

1- Mụn bọc ở tai

Mụn bọc xuất hiện xung quanh tai và trong tai là tình trạng có thể xảy ra do thiếu nước trong cơ thể. Ngoài ra, dùng nhiều muối và vệ sinh tai kém cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành Mụn trứng cá bọc ở tai.

Mụn bọc ở tai là tình trạng xảy ra do rối loạn chức năng điều tiết của tuyến bã nhờn bên dưới da. Những yếu tố như thời tiết, môi trường, thực phẩm cũng khiến cho tuyến bã nhờn bị rối loạn và ảnh hưởng.
Vùng tai là những vùng da khá nhạy cảm và khó điều trị hơn các khu vực khác. Những vùng này khi bị mụn dễ ảnh hưởng đến bên trong tai gây tác động đến thính lực.

mun-boc-moc-trong-mui-va-trong-tai-phai-lam-sao-3

2- Mụn ở mũi

Ô nhiễm môi trường được xem là nguyên nhân gây tình trạng mụn mọc trong mũi. Do mũii là cơ quan tiếp xúc nhiều với không khí từ môi trường. Mặt khác, chế độ ăn uống nhiều muối và chất kích thích cũng khiến cho mụn xuất hiện nặng nề hơn.

3- Biện pháp phòng ngừa

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Sử dụng khẩu trang khi đi bên ngoài.
  • Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
  • Tránh các chất kích thích gây ảnh hưởng đến cơ thể như rượu bia thuốc lá.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng.
  • Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

  Điều trị mụn bọc mủ đơn giản và triệt để

 Hướng dẫn chăm sóc da mụn – loại bỏ đến 90% mụn

 Cách trị mụn bằng kem đánh răng hiệu quả

4- Điều trị mụn bọc trong mũi và tai

mun-boc-moc-trong-mui-va-trong-tai-phai-lam-sao-4

Khi những nốt mụn mọc mụn trong tai và trong mũi ít gây sung đỏ hay đau nhức thì bạn không cần lo lắng. Vì chúng không gây nguy hiểm, có thể khỏi nếu vệ sinh và chăm sóc tốt. Nếu mụn mủ kéo dài và có tình trạng sưng đỏ bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp. Một số biện pháp điều trị chính thường dùng hiện nay:

  • Thuốc bôi ngoài da với kháng sinh nhẹ.
  • Phương pháp Oxy Led.
  • Hút mụn mủ.

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các phương pháp điều trị như trên sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng mụn bọc, mụn mủ trên mũi và tai. Chúc bạn mau chóng thoát khỏi tình trạng mụn dai dẳng, khó chịu và sống vui khỏe.

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

Thêm bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *