Hướng dẫn trị mụn trứng cá ở trẻ em đúng cách

Thứ Hai, 06-11-2017

Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da tuyến bã thường gặp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, giới tính. Đặc biệt ở trẻ em, mụn trứng cá có thể để lại sẹo mụn vĩnh viễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý của các bé về sau. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi các hướng dẫn trị mụn trứng cá ở trẻ em đúng cách để chăm sóc và bảo vệ làn da của con yêu tốt hơn.

Trẻ em độ tuổi nào dễ bị mụn trứng cá?

Mụn trứng cá có thể gặp ở trẻ sơ sinh và những trẻ ở độ tuổi thanh thiếu nhiên. Với trẻ sơ sinh, mụn thường phát sinh từ vài tuần sau sinh cho đến khi bé 3 tuổi, chủ yếu là ở vùng gò má, trán và cằm của bé. Với những trẻ thanh thiếu niên, mụn bắt đầu xuất hiện sớm nhất ở các bé gái từ khi 8-9 tuổi và chậm hơn ở các bé trai vài năm, khi bé khoảng 12-13 tuổi. Ngoài ra, cũng có một số ít trường hợp bị mụn trứng cá từ khi sơ sinh đến độ tuổi trung niên.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ em

Mụn trứng cá hình thành là do sự kết hợp của 3 yếu tố chính: sự tăng tiết chất bã nhờn, sự tăng sinh các nang thượng bì làm bít kín nang lông và sự hoạt động của vi khuẩn P.acnes. Tuyến bã nhờn có nhiệm vụ cung cấp chất nhờn để duy trì độ mịn màng của làn da, khi tuyến này hoạt động mạnh sẽ làm tăng tiết chất bã nhờn và ứ đọng tại các lỗ chân lông gây bít lỗ chân lông. Nếu gặp vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) sẽ dẫn đến bội nhiễm và hình thành nốt mụn trứng cá.

Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân gây mụn ở trẻ sơ sinh có thể là do di truyền, ảnh hưởng bởi kích thích tố từ người mẹ truyền sang bé lúc mang thai do sự sản xuất androgen của tuyến thượng thận chưa cân bằng. Ở những trẻ trong độ tuổi thanh thiếu nhiên (thời kỳ dậy thì), mụn trứng cá xuất hiện có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến sự tăng tiết chất bã nhờn, tăng sinh các nang thượng bì gây bít lỗ chân lông. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý,  thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc hóa chất… cũng là những yếu tố góp phần vào sự hình thành mụn trứng cá.

Hướng dẫn trị mụn trứng cá ở trẻ em đúng cách

Mụn trứng cá có thể tự khỏi nhanh chóng sau một thời gian nhưng cũng có thể chuyển biến nặng, kéo dài và để lại sẹo xấu vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng cách. Các bậc phụ huynh không nên coi thường mụn trứng cá ở trẻ em mà nên quan tâm đến việc điều trị và chăm sóc trẻ trong trường hợp này để tránh để lại những di chứng trên làn da, thậm chí là tâm lý của trẻ về sau. Dưới đây là hướng dẫn trị mụn trứng cá ở trẻ em đúng cách mà cha mẹ nên biết:

1- Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi:

Mụn trứng cá có thể tự khỏi sau vài tháng, cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh da mặt cho bé sạch sẽ, không cần điều trị bằng thuốc. Việc sử dụng các loại kem hay thuốc bôi ngoài da có thể làm hỏng làn da của bé và khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.

  • Trẻ từ 8-15 tuổi:

Việc sử dụng các chế phẩm bôi ngoài da trị mụn có tác dụng giảm tiết bã nhờn, giảm sừng hóa và chống viêm nhiễm có thể mang lại kết quả tốt trong trường hợp mụn trứng cá nhẹ. Trường hợp mụn trứng cá nặng hoặc bội nhiễm thì có thể phải dùng đến kháng sinh đường uống kết hợp thuốc bôi ngoài da. Trong bất kỳ trường hợp nào thì trước khi cho con dùng thuốc, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được cho lời khuyên thích hợp về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp với thể chất của trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu cụ thể tại đây: 5 cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì giúp bạn sớm thoát khỏi mụn

2- Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị mụn trứng cá

  • Trường hợp trẻ sơ sinh bị mụn:

– Cha mẹ nên vệ sinh da mặt và cơ thể bé sạch sẽ, cho bé mặt quần áo sạch sẽ, ở nơi khô ráo và thoáng mát.

– Cắt móng tay cho bé để tránh bé cào lên da mặt làm trầy xước da, khiến mụn viêm nhiễm lây lan.

– Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt, nếu được thì mẹ nên cho bé bú sữa mẹ từ lúc mới sinh đến khi 2 tuổi để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, đối phó bệnh tật.

– Cho bé uống nhiều nước và chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bé tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá.

– Đưa trẻ đi khám sớm nếu thấy tình trạng mụn chuyển nặng, lâu khỏi.

  • Trường hợp trẻ từ 8-15 tuổi:

– Khuyên trẻ sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định, không dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài đơn thuốc mà bác sĩ kê, không bỏ dỡ giữa chừng để tránh nhờn thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.

– Không cho trẻ sờ hay cạy nặn mụn để tránh bội nhiễm, khiến mụn lây lan sang các vùng da lành xung quanh. Việc tiểu phẫu rạch mụn thoát mủ hay lấy nhân mụn phải được bác sĩ xem xét và chỉ định khi đến thời gian thích hợp.

– Kiêng cữ ăn các thức ăn cay, ngọt, béo, nhiều gia vị để tránh làm mụn sưng viêm nặng hơn. Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể thanh lọc và giải độc tốt, hỗ trợ trị mụn nhanh khỏi.

– Sinh hoạt lành mạnh, không cho trẻ thức khuya, khuyên trẻ nên đi ngủ sớm. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội, chơi các môn thể thao phù hợp để vừa phát triển thể chất vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng đối phó với mụn và các vấn đề về sức khỏe.

Mụn trứng cá ở trẻ không khó chữa nếu biết áp dụng đúng phương pháp điều trị. Tìm hiểu những kiến thức trị mụn trứng cá ở trẻ em trên đây là điều cần thiết giúp cha mẹ thể hiện tình yêu thương đối với sức khỏe con yêu!

BẠN CÓ THỂ ĐỌC THÊM:

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

Thêm bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *