Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách

Thứ Tư, 12-04-2017

Hướng dẫn bạn cách nặn mụn đúng cách và an toàn không để lại sẹo và vết thâm ngay tại nhà. Nếu không có nhiều thời gian và chi phí để đi spa hay thẩm mỹ viện, các chị em vẫn có thể “tự xử lý” mụn ngay tại nhà đảm bảo an toàn với các hướng dẫn nặn mụn dưới đây.

Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mụn của bạn trở nên trầm trọng hơn có thể là do bạn nặn mụn không đúng cách, nặn mụn không được nặn khiến các nốt mụn bị bội nhiễm, viêm nhiễm lay lan. Vậy, mụn nào nên nặn và mụn nào không nên nặn? Thời điểm nặn mụn thích hợp là khi nào và nặn như thế nào là đúng cách? Tất cả sẽ được meotrimuntrungca.com giải đáp và hướng dẫn sau đây:

1 – Nhận biết các loại mụn nên và không nên nặn

Ai bị nổi mụn trứng cá cũng cảm thấy khó chịu và mún dùng tay xử lý ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này có thể khiến nốt mụn của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc lây sang các vùng da khác khiến da nổi nhiều mụn hơn nữa đấy. Bạn cần phải tập cách “ làm lơ” với một số loại mụn, nhất là khi mụn chưa đủ chín muồi để không làm kích thích nốt mụn trên da. Đầu tiên, bạn cần phải biết:

  • Những loại mụn không được nặn:

– Mụn trứng cá bọc với nhiều ổ viêm hay mụn trứng cá mủ, mụn cục sưng to và gây đau, mụn không thấy cồi mụn.

– Mụn trứng cá nổi thành từng đám, từng cụm, chứa cồi trắng, to và rất đau có thể chứa dịch mủ hôi.

– Mụn trứng cá ác tính xuất hiện đột ngột, bất ngờ, mụn có kích thước rất to, gây  sưng viêm và đau nhức, kèm theo triệu chứng sốt nhẹ. Nặn mụn có thể khiến mụn bị loét và để lại sẹo lõm và vết thâm đen hoặc kích thích các ổ viêm xung quanh.

  • Những loại mụn có thể nặn:

– Những mụn được nặn là mụn nhẹ, mọc riêng lẻ, mụn có kích thước nhỏ, cồi mụn trồi lên trên bề mặt da hoặc đầu mụn đã khô và đầu mụn cứng ở giữa.

– Mụn bọc đã chín muồi, có thể thấy rõ nhân mụn và đầu mụn cũng nhú lên trên.

Xác định các loại mụn để có cách nặn mụn đúng cách nhất. Bạn cần phải hiểu rõ những loại mụn nào được phép nặn và những loại mụn nào không được phép nặn.

2 – Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách

Để tiến hành nặn mụn đúng phương pháp, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn

Dụng cụ nặn mụn bao gồm:

  • Cây nặn mụn, nhíp gấp mụn
  • Bông gòn, khăn giấy, tăm bông
  • Cồn sát trùng hoặc nước muối

Bước 2: Rửa mặt và vệ sinh dụng cụ nặn mụn

Trước khi nặn mụn, bạn cần rửa mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt để loại bỏ hết bụi bẩn và chất nhờn trên da. Nếu có trang điểm, hãy tẩy trang sạch sẽ rồi rửa mặt để đảm bảo làn da được làm sạch hoàn toàn nhé. Sau đó, bạn dùng khăn thấm khô nước trên mặt, đồng thời rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Tiếp theo, bạn vệ sinh cây nặn mụn và nhíp gấp mụn bằng cồn 90 độ hoặc cho vào luộc trong nước sôi để khử trùng, loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo an toàn cho da khi tiến hành nặn mụn.

Bước 3: Xông hơi da mặt

Sau khi rửa mặt sạch, bạn tiến hành xông hơi da mặt bằng nước nóng để giúp lỗ chân lông giãn nở và đẩy các chất cặn bã trong lỗ chân lông ra ngoài. Xông hơi cũng giúp đầu mụn trồi lên gần bề mặt da, giúp việc nặn mụn dễ dàng và ít đau hơn.

Bạn có thể sử dụng lá trà xanh, vỏ bưởi để đun nước xông hơi hoặc đơn giản hơn là cho vài giọt tinh dầu (cam, chanh, lavender, tràm trà…) vào nước xông để xông hơi da mặt. Khi xông da mặt, bạn để chậu nước xông cách mặt khoảng 30 cm, không để quá gần tránh lám da bị bỏng. Chỉ nên xông hơi da mặt khoảng 10 phút rồi dùng khăn thấm khô nước.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Bước 4: Tiến hành nặn mụn

  • Sau khi đã xác định được nốt mụn cần nặn, bạn dùng đầu ngón trỏ cố định vùng da cần nặn mụn.
  • Dùng cây nặn mụn ấn nhẹ lên nốt mụn để lấy đầu mụn trồi ra.
  • Ấn nhẹ vùng da xung quanh để dồn lực về phía nốt mụn, giúp lấy đi hoàn toàn nhân mụn.
  • Dùng bông gòn, khăn giấy hoặc tăm bông lau sạch chất dịch và máu (nếu có).

Chú ý:

Không dùng móng tay để nặn mụn, tránh lây lan vi khuẩn sang các vùng da xung quanh.

Cần lấy sạch hết cồi mụn để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm.

Bước 5: Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn, bạn cần rửa mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn để sát khuẩn cho da, giảm nguy cơ viêm nhiễm trở lại. Với những nốt mụn nhỏ như mụn cám, bạn có thể đắp mặt nạ trị mụn tự nhiên để làm dịu làn da, giúp lỗ chân lông se nhỏ và ngăn ngừa vết thâm mụn.

Đối với những nốt mụn nặng như mụn bọc, mụn mủ, bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa salicylic acid, benzoyl peroxide, alpha hydroxyl, hydrogen peroxide,… để thoa lên nốt mụn vừa nặn để chống viêm da, làm khô nốt mụn và giúp mụn nhanh lành hơn. Đồng thời, bạn có thể đắp mặt nạ nghệ, trà xanh, yến mạch, mật ong… 2-3 lần/tuần để ngăn ngừa sẹo mụn và vết thâm.

Thực hiện đúng và đầy đủ theo các bước nặn mụn trên đây sẽ giúp bạn loại bỏ nốt mụn nhanh chóng mà không để lại sẹo thâm, giúp da được phục hồi như ban đầu.

Chúc bạn thực hiện thành công nhé!

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

Thêm bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *