Mụn dưới da mặc dù không nghiêm trọng như mụn bọc mủ nhưng lại khiến làn da sần sùi, không được mịn màng. Hướng dẫn cách lấy nhân mụn dưới da đơn giản không đau dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ mụn ẩn dễ dàng.
Mụn ẩn dưới da còn được gọi là mụn chìm, một trong những loại mụn cứng đầu, khó điều trị bằng phương pháp thông thường. Mụn này thường có kích thước nhỏ, không trồi lên bề mặt da mà nằm ẩn dưới da, có nhân nằm sâu và chặt trong nang lông lên khó có thể trồi ra ngoài. Mụn ẩn dưới da không gây viêm, không đau, nhìn sơ thường khó phát hiện nhưng nếu dùng tay sờ vào sẽ thấy da mặt sần sùi.
Nguyên nhân gây mụn ẩn có thể là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mạnh, nội tiết tố tăng cao kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu nhờn trên da, do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học hoặc do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp… sinh ra mụn ẩn.
Hướng dẫn cách lấy nhân mụn dưới da không đau
Vì mụn ẩn nằm dưới da và bám chặt trong nang lông, khó có thể tự trồi lên và thoát ra ngoài nên chúng ta cần phải lấy nhân mụn ra khỏi nang lông. Tuy nhiên, lấy nhân mụn không đúng cách có thể khiến mụn bị nhiễm trùng, sưng viêm, chuyển thành mụn bọc hoặc mụn mủ gây đau nhức và có thể để lại thâm sẹo. Để lấy nhân mụn dưới da đúng cách và không đau, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Rửa mặt – Tẩy trang
Trước khi lấy nhân mụn, bạn cần phải làm sạch da mặt bằng sửa rửa mặt để loại bỏ các chất nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn trên da. Nếu có trang điểm thì phải tẩy trang kỹ rồi mới rửa mặt để lỗ chân lông được thông thoáng, khi tiến hành lấy nhân mụn thì mới tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 2: Xông hơi da mặt
Dưới tác dụng của hơi nước nóng, các lỗ chân lông trên mặt sẽ giãn nở ra và đẩy các tạp chất ra ngoài, đồng thời cũng giúp đẩy nhân mụn ẩn trồi lên gần bề mặt da hơn. Khi lấy nhân mụn cũng sẽ dễ dàng hơn, không phải tốn nhiều công sức ấn nặng. Bạn nên đọc thêm cách xông hơi trị mụn hiệu quả bằng sả và vỏ bưởi để xông hơi da mặt đúng cách nhé.
Bước 3: Lấy nhân mụn dưới da
Chuẩn bị:
Cây nặn mụn 2 đầu (1 đầu nhọn, 1 đầu có vòng tròn), bông gòn hoặc bông tẩy trang, nước muối sinh lý…
Thực hiện:
- Trước khi tiến hành lấy nhân mụn, bạn cần tiệt trùng cây nặn mụn bằng cách luộc trong nước sôi vài phút.
- Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn.
- Soi da dưới đèn và quan sát vị trí nhân mụn ẩn, dùng đầu nhọn cây nặn mụn ấn vào đầu mụn.
- Sau đó, xoay sang đầu tròn và ấn mạnh vào nốt mụn để cồi và nhân mụn trồi ra ngoài, thao tác này cần thực hiện nhanh và dứt điểm để lấy hết toàn bộ nhân mụn.
- Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau vùng da mới vừa nặn mụn để sát trùng.
BẬT MÍ CÁCH TRỊ MỤN ẨN KHÔNG CẦN NẶN:
Bước 4: Chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn
Để tránh làn da bị nhiễm trùng sau khi lấy nhân mụn, bạn nên:
- Sau khi lấy nhân mụn, bạn nên rửa mặt lại với nước sạch, thoa nước hoa hồng để giúp se khít lỗ chân lông.
- Trường hợp mụn bị sưng tấy, bạn có thể áp dụng theo cách giảm sưng tấy sau khi nặn mụn
- Dùng kem đặc trị mụn có chứa benzoyl peroxide, salicylic acid hoặc retinol để ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp nốt mụn nhanh lành.
- Tránh trang điểm trong thời gian này, tuy nhiên, bạn vẫn phải thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da.
- Chú ý dưỡng ẩm cho da đầy đủ bằng kem dưỡng dành cho da mụn, đắp mặt nạ dưỡng da có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính từ 2-3 lần/tuần để giúp làn da nhanh chóng được hồi phục.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập phù hợp để chăm sóc cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng đối phó với mụn.