Có nên nặn mụn trứng cá không? Nặn vào thời điểm nào tốt nhất?

Thứ Sáu, 17-11-2017

Rất nhiều bạn thắc mắc có nên nặn mụn trứng cá không? Nếu nặn thì nên nặn vào thời điểm nào tốt nhất? Những thông tin mà meotrimuntrungca.com chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn biết nên làm như thế nào trong trường hợp này.

Các tuyến bã nhờn dưới da có nhiệm vụ bài tiết chất nhờn để duy trì độ ẩm của da và bảo vệ da. Tuy nhiên, dưới sự tác động của thay đổi nội tiết tố thay đổi, các tuyến bã nhờn này hoạt động một cách quá mức, tiết ra quá nhiều chất bã. Các chất bã nhờn dư thừa tồn đọng lại trong nang tuyến bã cùng với các chất bụi bẩn, tế bào da chết sẽ hình thành nên các túi mụn trên da (mụn không viêm). Nếu gặp vi khuẩn P.acnes xâm nhập, túi mụn này có thể bị viêm nhiễm và phát triển thành mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ, mụn nang… dễ để lại vết thâm và sẹo mụn.

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Có nên nặn mụn trứng cá không? 

Nặn mụn là một thói quen không tốt và không hề được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với những nốt mụn không viêm thì nặn mụn có thể giúp loại bỏ nhân và cồi mụn một cách nhanh chóng. Nếu bạn nặn mụn đúng cách thì hoàn không để lại sẹo, vết thương sẽ nhanh lành và da dẻ sẽ mịn màng trở lại. Ngược lại, nếu nặn mụn sai cách, gây nhiễm trùng, da sẽ bị tổn thương nặng hơn, lỗ nang lông bị hoại tử và dẫn đến thâm mụn, thâm sẹo, sẹo lõm, lỗ chân lông giãn to.

Như vậy, bạn vẫn có thể nặn mụn nhưng phải phân biệt được mụn nào nên nặn và mụn nào không nên nặn, đồng thời biết cách nặn mụn đúng và không gây tổn thương da. Dưới đây là 2 nhóm mụn nên nặn và không nên nặn mà bạn cần biết:

  • Mụn nên nặn:

Các loại mụn không viêm như:

– Mụn đầu trắng: Mụn có nhân màu trắng, to bằng đầu ghim, nổi thành đám nhỏ li ti trên bề mặt da, không gây đau hay ngứa rát.

– Mụn đầu đen: Mụn có đầu mụn hở màu đen hoặc nâu, xám do bị oxy hóa, tuy nhiên nhân mụn vẫn có màu trắng, không gây đau.

Nặn vào thời điểm nào tốt nhất?

  • Mụn không nên nặn:

Các loại mụn viêm như:

– Mụn trứng cá bọc: Mụn có nhiều ổ viêm nhiễm, sưng to, chứa mủ, không thấy cồi mụn.

– Mụn trứng cá cụm: Mụn nổi thành từng đám, có cùi trắng, chứa mủ, sưng to và đau nhức, có nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ hôi thối.

– Mụn trứng cá ác tính: Mụn nổi đột ngột với kích thước lớn, gây đau nhức kèm theo sốt nhẹ do viêm, nguy cơ loét da và để lại sẹo rất lớn khi nặn.

Nặn vào thời điểm nào tốt nhất?

Để tránh để lại vết thâm và sẹo sau khi nặn mụn, lựa chọn đúng thời điểm là một điều vô cùng cần thiết. Trước khi quyết định nặn mụn, bạn cần kiểm tra và phân loại các nốt mụn trên da. Xem thử đó là loại mụn nào để xử lý đúng cách với từng loại mụn đó.

Với mụn không viêm như mụn đầu trắng và mụn đầu đen, bạn xem thử đầu mụn đã trồi lên bề mặt da hay chưa, cồi mụn đã chín hoặc đã khô lại chưa. Nếu mụn chưa chín và nhân mụn chưa trồi lên hẳn da mặt thì bạn tuyệt đối không sờ nắn mụn hoặc nặn mụn trong thời điểm này để tránh gây đau, nhiễm trùng và tái phát mụn trở lại do khó loại bỏ nhân mụn triệt để. Bạn nên chờ thêm một thời gian nữa để mụn “tự chín” rồi hẵng nặn mụn.

Mụn đã “chín muồi” và có thể nặn

Một số trường hợp mụn viêm cần phải được nặn để loại bỏ nhân mụn thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế xử lý đúng kỹ thuật, kê đơn thuốc uống và thuốc bôi hạn chế để lại vết thâm và sẹo lõm. Bạn không nên chủ quan tự ý nặn mụn vì có thể gây nhiễm trùng lan sang các vùng da xung quanh hoặc nhân mụn còn sót lại gây tái phát mụn và viêm nặng hơn.

Điều trị mụn trứng cá cần phải kiên trì và áp dụng đúng phương pháp, bạn không nên vội vàng, hấp tấp dễ gây phản tác dụng. Hãy tham khảo thêm các thông tin về việc chữa trị mụn trứng cá để bổ sung cho mình các kiến thức bổ ích nhé:

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

Thêm bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *