Mụn bọc bị chai thường rất khó lấy nhân mụn bởi bề mặt mụn chai nhẵn và nhân mụn bị đông cứng dưới bề mặt da. Tuy nhiên, với cách lấy nhân mụn bọc bị chai được meotrimuntrungca.com hướng dẫn, bạn vẫn có thể xử lý loại mụn này mà không để lại sẹo thâm đấy. Cùng xem và thực hiện ngay nào!
Vì sao mụn bọc bị chai cứng?
Mụn bọc bị chai là loại mụn không lồi ra ngoài nhưng cũng không xẹp xuống mà cứ nằm mãi trên da. Nhân mụn bị đông cứng ở dưới bề mặt da, đầu mụn thì nhẵn và chai tạo thành một vết sưng màu tối. Các mụn này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí đến vài tháng mới biến mất, vừa gây đau lại vừa gây mất thẩm mỹ cho làn da. Nguyên nhân khiến mụn bọc bị chai cứng là do:
– Không có biện pháp xử lý mụn kịp thời và hiệu quả, để lâu ngày. Nhân mụn nằm trong da không được loại bỏ hoàn toàn, kéo dài ngày qua ngày, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và vi khuẩn… trở nên chai cứng.
– Thói quen dùng tay sờ, nắn, bóp, nặn mụn khi mụn chưa chín muồi khiến mụn bị viêm nhiễm; nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mụn bị chai lỳ và cứng lại, không xẹp được mà cũng không thể trồi lên và thoát ra ngoài được.
Cách lấy nhân mụn bọc bị chai không để lại sẹo
Thông thường, khi mụn bọc chín, nhân mụn sẽ được đẩy trồi lên bề mặt da và thoát ra ngoài dễ dàng khi chúng ta nặn mụn. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhân mụn bọc bị đông cứng dưới da thì việc lấy nhân mụn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nếu không biết cách xử lý, bạn có thể khiến da bị tổn thương, mụn bọc chai chuyển thành mụn nang và chắc chắn sẽ để lại sẹo vĩnh viễn.
Để lấy được hoàn toàn nhân mụn bị chai mà không để lại sẹo, các bạn cần tiến hành theo các bước sau đây:
**Bước 1: Vệ sinh da mặt sạch sẽ
Trước khi bắt tay vào nặn mụn, bạn cần rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bã nhờn dư thừa, bụi bẩn và vi khuẩn trên da. Nên rửa bằng nước âm ấm để lỗ chân lông giãn nở, dễ dàng loại bỏ các chất cặn bã và làm sạch lỗ chân lông tốt hơn. Tuy nhiên, nếu da bạn thuộc loại khô thì bạn nên rửa mặt bằng nước mát là được.
**Bước 2: Xông hơi da mặt
Xông hơi có tác dụng làm nở lỗ chân lông tạm thời để đẩy các tạp chất trong lỗ chân lông ra ngoài. Cách này cũng giúp làm mềm nhân mụn giúp lấy nhân dễ hơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước nóng, cho vài giọt tinh dầu trà xanh vào rồi dùng khăn chườm kín đầu và đưa mặt cách mặt nước nóng 30cm. Xông mặt từ 7 đến 10 phút rồi dùng khăn mềm thấm khô nước trên mặt.
**Bước 3: Dùng băng gạc
Để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng da trong khi thực hiện cách lấy nhân mụn bọc bị chai, bạn nên dùng băng gạc sạch quấn quanh các đầu ngón tay. Cách này giúp các ngón tay không xúc trực tiếp với da mặt, vi khuẩn cũng không lây lan sang da, đảm bảo an toàn cho làn da. Nếu không quen, bạn có thể rửa tay thật sạch và tiến hành lấy nhân mụn vẫn được nhé.
**Bước 4: Lấy nhân mụn bọc bị chai
Cách lấy nhân mụn bọc bị chai như sau:
Bạn dùng lực ngón tay ấn nhẹ nhàng từ các phía xung quanh nốt mụn về phía trung tâm mụn để đẩy nhân mụn trồi lên bề mặt da. Khi nặn nhớ thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các mô da và mạch máu, dễ gây sẹo. Khi mụn đã trồi lên, bạn có thể dùng kim nặn chích 1 lỗ nhỏ để nhân mụn thoát ra. Dùng bông gòn lau sạch chất dịch và máu (nếu có).
**Bước 5: Chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc bị chai
Sau khi lấy nhân mụn xong, để tránh viêm nhiễm, bạn nên dùng nước muối sinh lý lau sạch vùng da mụn. Dùng dầu cây trà (tea tree oil) thoa lên nốt mụn bọc bị chai để giúp sát khuẩn và chống viêm. Chờ khi nốt mụn liền miệng, bạn có thể tiến hành các bước chăm sóc tiếp theo như sau:
Sử dụng nghệ tươi, nha đam hoặc mật ong để làm liền vết thương nhanh và ngăn ngừa sẹo mụn. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu này tạo thành mặt nạ để đắp mặt hoặc đơn giản chỉ chấm lên nốt mụn bọc bị chai 2 – 3 lần/tuần.
**Lời khuyên hữu ích khi da xuất hiện mụn bọc bị chai
Với những bạn mới vừa bị mụn bọc chai cứng, bạn không cần phải nặn lấy nhân mụn mà vẫn có thể giúp mụn mau sớm biến mất, bằng cách tẩy tế bào chết cho làn da. Tùy theo loại da của bạn mà nên tẩy da chết 1-2 lần trong tuần. Tẩy tế bào da chết có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào da mới, giúp nhân mụn được đẩy dần lên bề mặt da và thoát ra dễ hơn.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM: