Biểu hiện mụn kê ở trẻ em và cách điều trị

Thứ Tư, 05-04-2017

Mụn kê còn gọi là mụn sữa, thường xuất hiện ở vùng trán, mũi và hai má của trẻ sơ sinh. Tuy không nguy hiểm nhưng mụn kê thường lan rộng và gây ngứa ngáy, khiến da bé bị sần sùi. Các vị phụ huynh nên nhận biết sớm những biểu hiện mụn kê ở trẻ em và cách điều trị đúng đắn để khắc phục tình trạng này cho con trẻ.

Mụn kê là mụn gì? Biểu hiện mụn kê ở trẻ em

Mụn kê hay còn được gọi là mụn sữa, một dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh do sự ứ đọng chất bã hay hormone được nhận từ người mẹ. Mụn có dạng hạt nhỏ li ti bằng đầu hạt gạo với nhân trắng như bã đậu, thường xuất hiện ở  vùng trán, mũi và hai bên má của trẻ. Theo thời gian, mụn có thể lan rộng đến và gây ngứa ngáy, làm da trẻ bị sần sùi. Thông thường, mụn kê không nguy hiểm, sau vài tuần mụn sẽ tự hết, tuy nhiên cũng có trường hợp mụn kéo dài đến tận vài tháng.

Các nốt mụn kê có thể bị bao bọc bởi một vùng da tấy đỏ. Nếu cơ thể bé nóng lên hoặc bị kích thích do tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hoặc các chất tẩy rửa thì nốt mụn càng trở nên tấy đỏ hơn, mụn có thể bị vỡ và rỉ dịch. Tránh nhầm lẫn mụn kê với mụn rôm sảy để điều trị đúng cách, hạn chế gây kích ứng da hoặc gây viêm nhiễm để lại di chứng trên làn da của trẻ.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Cách điều trị mụn kê ở trẻ em

Điều trị mụn kê cho trẻ không khó nếu các vị phụ huynh chú ý thực hiện theo các bước sau đây:

1/Chế độ ăn uống của trẻ

Cha mẹ cần chú ý đến chất lượng của thức ăn, thời gian cho bé ăn và cả những thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng. Có thể thay đổi loại sữa khác, dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò hoặc nấu lại sữa nhiều lần để phân hủy chất albumin gây dị ứng… Tránh các thực phẩm có thể khiến trẻ bị dị ứng như tôm, cua, cá biển, trứng…

2/Chăm sóc da bé

Làn da của trẻ nhỏ vô cùng non nớt và mỏng manh nên cha mẹ tránh cọ xát mạnh da trẻ và không sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Quần áo của trẻ phải được làm bằng chất liệu cotton thoáng mát, không dùng quần áo có chất liệu len, nỉ, dạ… để tránh gây kích ứng, gây ngứa. Cho bé mặc quần áo dài tay, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên da bé. Dùng bao tay cho bé để tránh chạm tay, cào gãi lên mặt khiến nốt mụn bị trầy xước, dễ gây viêm nhiễm.

Trong khi bé bị nổi mụn kê, không thoa kem hay thuốc trị mụn gì lên vùng da bị mụn nếu không được bác sĩ chỉ định. Trong giai đoạn này, cha mẹ vẫn tắm cho bé bằng sữa tắm dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và nước sạch đun sôi để nguội. Sau khi tắm nhớ lau khô người cho bé bằng khăn bông mềm. Mụn sữa mọc trong nách hay bẹn thì có thể thoa phấn trị rôm rảy.

3/Áp dụng cách điều trị mụn kê ở trẻ em theo dân gian

Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách chữa mụn kê cho trẻ theo phương pháp dân gian sau đây:

  • Dùng lá khế:

Đem lá khế rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi, để nguội rồi tắm cho trẻ. Sau vài lần tắm sẽ giúp bé thoát khỏi mụn kê.

  • Lá giềng:

Lấy 1 nắm lá giềng rồi đem cọ sạch phần lông bám trên lá, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với nước, đến khi sôi thì để nguội rồi tắm cho  bé.

Sau khi áp dụng các phương pháp trên đây mà bé vẫn không khỏi hoặc mụn kéo dài hơn 3 tháng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị cụ thể nhé.

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

Thêm bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *