Azithromycin – Kháng sinh dùng trong trị mụn trứng cá

Thứ Ba, 03-01-2017

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến trong việc điều trị mụn trứng cá. Lâu nay, các thuốc kháng sinh được sử dụng thường xuyên là tetracyclines, trimethoprim, erythromycin… Tuy nhiên, khi tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng, một số loại kháng sinh mới đã được sử dụng, trong đó có Azithromycin – kháng sinh dùng trong trị mụn trứng cá.

Azithromycin – Kháng sinh dùng trong trị mụn trứng cá

Azithromycin là gì?

Azithromycin là khánh sinh thuộc nhóm macrolide, có tác dụng kháng lại các chủng vi khuẩn  gram (+) và gram (-), ưa khí và kỵ khí, bao gồm cả vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P.acnes). So với nhiều loại kháng sinh kháng, Azithromycin được công nhận là có độ an toàn sử dụng cao, thậm chí cả phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng.

azithromycin-khang-sinh-dung-trong-tri-mun-trung-ca-1

Sử dụng Azithromycin như thế nào?

Tùy theo mức độ và tình trạng mụn nặng hay nhẹ mà thuốc kháng sinh có thể được sử dụng theo dạng uống hay thoa ngoài da… theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Thông thường, thuốc trị mụn trứng cá Azithromycin được dùng theo đường uống với liều lượng 500mg/lần/trong tuần, dùng 3 lần, kéo dài trong 12 tuần. Có thể sử dụng Azithromycin khi đói hoặc khi no đều được.

Cần lưu ý rằng, liều lượng và thời gian điều trị bằng Azithromycin có thể không giống nhau đối với các loại bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Vì vậy, bạn không nên thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ chỉ định.

Trong quá trình sử dụng Azithromycin, các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện trước khi hết liệu trình dùng thuốc nhưng bạn cần phải uống đúng vả đủ theo liệu trình mà bác sĩ đã kê. Việc ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây hiện tượng kháng thuốc, khó khăn cho việc điều trị sau này.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Thận trọng khi dùng Azithromycin

  • Những người bị dị ứng với Azithromycin hoặc các thuốc tương tự như erythromycin, clarithromycin, troleandomycin, telithromycin thì không được sử dụng.
  • Người có vấn đề về gan, thận, rối loạn nhịp tim, vàng da, nhược cơ nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú nên thông báo cho bác sĩ để xem xét có nên sử dụng hay không.
  • Không dùng Azithromycin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Khi dùng Azithromycin thì không sử dụng các thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc magiê như genaton, gelusil, maalox, magnesia, mylagen, mintox, mylanta, rulox… trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Azithromycin và ngược lại.

azithromycin-khang-sinh-dung-trong-tri-mun-trung-ca-2

  • Ngưng sử dụng Azithromycin khi có dấu hiệu tiêu chảy, đại tiện có máu trong phân và thông báo cho bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi dùng Azithromycin để tránh da cháy nắng. Nên mặc quần áo dài tay, che chắn cẩn thận và dùng kem chống nắng khi ra ngoài trời.

Tác dụng phụ của Azithromycin

  • Azithromycin có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng là khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng, phát ban.
  • Tác dụng phụ ít nghiêm trọng: tiêu chảy nhẹ, táo bón, nôn, đau dạ dày; chóng mặt, nhức đầu nhẹ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi; phát ban hoặc ngứa da nhẹ, ù tai, ngửi kém; ngứa âm đạo hoặc chảy dịch. Trong trường hợp này, bạn nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: đau đầu, đau ngực, chóng mặt nặng, ngất xỉu, tim đập nhanh; buồn nôn, đau bụng, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da hoặc vàng mắt; tiêu chảy hoặc phân có máu; phản ứng da và niêm mạc nghiêm trọng: sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, sung huyết mắt, đau da, phát ban da màu đỏ hoặc tím, phồng rộp và bong tróc da. Trong trường hợp này, cần ngưng thuốc và đưa người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu.

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG NÀY

Thêm bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *