Mụn cơm thường được gọi là mụn cóc, do virus Human Papillomavirus (HPV) phát triển trên da. Mụn cơm thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay và có thể lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây cho người tác nếu tiếp xúc với các dịch tiết từ mụn cơm. Dưới đây là 4 biểu hiện của mụn cơm thường gặp mà bạn nên biết.
Mụn cơm là mụn gì?
Mụn cơm thường được gọi là mụn cóc, do virus Human Papillomavirus (HPV) phát triển trên da. Virus HPV này gây tăng tưởng nhanh chóng các tế bào ở lớp da ngoài cùng, dẫn đến sự dầy sừng và tổn thương da và niêm mạc. Mụn cơm khác với Mụn trứng cá, nốt ruồi và có thể tự biến mất. Mụn cơm thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay và có thể lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây cho người tác nếu tiếp xúc với các dịch tiết từ mụn cơm.
Nguyên nhân gây mụn cơm là do tiếp xúc trực tiếp với virus HPV như chạm vào hay sử dụng chung khăn/các vật dụng cá nhân của người đã nhiễm virus HPV. Tùy theo hệ thống miễn dịch của mỗi người đáp ứng với virus HPV mà có người sẽ bị mụn cơm khi tiếp xúc với HPV nhưng một số khác lại không. Trẻ em, thanh thiếu niên hay những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch như mắc bệnh HIV/AIDS, người vừa cấy ghép nội tạng… có nguy cơ bị mụn cơm rất cao sau khi tiếp xúc với virus HPV.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
4 biểu hiện của mụn cơm chắc chắn bạn phải biết
Bằng nhiều phương pháp như xác định loại protein virus, huyết thanh học, ghép phân tử AND của virus, kháng thể đơn dòng… mà các nhà khoa học đã xác định có đến hơn 40 loại virus HPV. Tùy theo loại HPV mà mụn cơm xuất hiện ở các vị trí sau đây:
1. Mụn cơm thường
Mụn cơm thường gặp ở mu bàn tay, ngón tay là do HPV type II gây ra. Mụn cơm này là những tổn thương sùi ngoài bề mặt , có hình bán cầu hoặc dẹt khoảng vài mm đến 2cm, có thể lõm ở giữa. Hạt mụn sần, mềm, có màu trắng, hồng, bề mặt hạt cơm tăng gai hoặc có rãnh khía. Mụn cơm có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành đám.
2. Mụn cơm bàn chân
Mụn cơm bàn chân xảy ra ở gan lòng bàn chân, có dạng myrmecie, do virus HPV type I gây ra. Tổn thương của mụn cơm dạng này là một điểm dầy sừng hình tròn sùi sâu, nếu chạm vào hay vận động mạnh có thể gây đau đớn, mụn thường xuất hiện đơn độc hoặc đơn lẻ. Ngoài ra, mụn cơm bàn chân còn có dạng dĩa xung quanh vòng bởi một hình nhẫn dầy sừng, bề mặt có những chấm nhỏ màu đen do bị tắc mạch máu hoặc bị bụi bẩn tích tụ.
3. Mụn cơm phẳng
Mụn cơm phẳng là do virus HPV type II và type X gây ra, thường gặp ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Mụn có dạng sẩn nhỏ có màu vàng, vàng nhạt, bề mặt bóng mượt, tập trung thành dải hoặc thành mảng, gây ngứa. Mụn cơm dạng này hay xuất hiện ở cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, đầu gối, mặt trước của cẳng chân.
4. Mụn cơm sinh dục
Mụn cơm sinh dục là mụn cơm thường lây nhiễm qua đường tình dục, xuất hiện ở bộ phận sinh dục như vùng mu, ống hậu môn, gây ngứa ngáy khó chịu. Ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục có thể xuất hiện trong âm đạo, cổ tử cung và có thể truyền từ mẹ sang con qua đường sinh sản. Soi âm đạo có thể thấy tổn thương mụn cơm dẹt tiền ác tính.
Mụn cơm có thể tự biến mất nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng. Để mụn cơm không lây lan sang các vùng da xung quanh làm mất thẩm mỹ, bạn nên điều trị ngay từ khi mới phát hiện nốt mụn. Bên cạnh đó, bạn không nên kỳ cọ, châm chích vào mụn cơm để tránh làm virus HPV lây lan sang các vùng da khác và tạo thành nốt mụn mới nhé.